KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẪU GIÁO HIỆP THẠNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG HIỆP THẠNH                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 02 /KH.MGHT.                            Hiệp Thạnh , ngày 10   tháng 9  năm 2015

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẪU GIÁO HIỆP THẠNH

GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

  1. VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG

Hiệp Thạnh là xã thuộc vùng thượng của Huyện Châu Thành được thành lập vào năm 1976 . Phía Bắc giáp với xã Vĩnh Công, phía Tây giáp với xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp với xã Phú Ngãi Trị phía Nam giáp Thị trấn Tầm Vu và một phần của xã Phước Tân Hưng, Cách trung tâm huyện Châu Thành 1km về hướng Bắc.

Xã Hiệp Thạnh gồm có 9 ấp Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã: 1.299,9 ha

Toàn xã có 2.112 hộ gia đình với tổng nhân khẩu là 7866 người

Điều kiện cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
  2. Điểm mạnh

1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Tổng số CB, GV, NV là 18; Trong đó: CBQL 02; GV dạy lớp 12; Nhân viên 01 kế toán, 01 bảo vệ, 02 cấp dưỡng

Trình độ:

CBQL: 01ĐH. 01 TC

GV: 7 ĐH,  05 TC

NV: 01 KT TC

CD: Có cập thật kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đơn vị thực hiện tốt các phong trào thi đua dạy và học, song song các phong trào khác do ngành phát động, chất lượng ngày một phát triển đi lên, đã phần nào khẳng định được vị trí của nhà trường, hàng năm trường đạt danh hiệu thi đua trường lao động tiên tiến.

Công tác tổ chức của BGH năng động sáng tạo tâm huyết với ngành với trường, lớp, có tinh thần trách nhiệm cao, được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh của nhà trường.

Trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn: 58.3% . Đảm bảo đủ số lượng 2GV/lớp, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.2. Về cơ sở vật chất

Tổng số phòng học: 06 lớp mẫu giáo

Văn Phòng; Phòng HT; Phòng P. HT; Phòng hành chính quản trị; Phòng giáo dục nghệ thuật, Phòng nhân viên; Phòng Y tế; Nhà bếp; Phòng bảo vệ 01

  1. Điểm hạn chế:

Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề và chủ động sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, chưa biết vận dụng vào giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay

Về phong trào hội thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm các cấp đạt hiệu quả chưa cao, chưa có giáo viên giỏi cấp tỉnh, CSTĐCS cấp tỉnh.

CSVC chưa đáp ứng đủ nhu cầu giáo dục trẻ như còn thiếu các phòng chức năng chưa có sân khấu. ngoài trời, góc thư viện của bé, số trẻ trên lớp vượt chỉ tiêu quy định. Trường chưa đạt chuẩn

Nguyên nhân:

Giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Diện tích đất hạn hẹp, không phát triển được thêm lớp học và các hạng mục khác

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên

Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn đảm bảo 100% trẻ ra lớp, có chất lượng chăm sóc giáo dục phát triển 5 mặt giáo dục tốt.

Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tinrong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

Từng bước tu sữa, nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ.

  1. XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ VÀ TẦM NHÌN
  2. Sứ mệnh

Trường mẫu giáo Hiệp Thạnh tạo dựng được môi trường học tập, “Thân thiện – Học sinh tích cực” phát huy tốt tính tích cực của sáng tạo và năng lực tư duy của trẻ. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 Đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3, được phụ huynh tín nhiệm

  1. Các giá trị

Tinh thần đoàn kết

Tính khát vọng vươn cao

Tính trung thực

Tinh thần trách nhiệm

Tính sáng tạo

Tình nhân ái

Tinh thần hợp tác

Trình độ tay nghề giáo viên vững vàng

3.Tầm nhìn

Là một trong những trường có chất lượng cao của huyện châu Thành, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, tham gia học tập vui chơi đạt yêu cầu cao phù hợp với sự phát triển của thời kỳ CNH-HĐH đất nước

III. MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG

Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2015- 2020 nhằm xác định rõ mục tiêu và các giải pháp chủ yêu trong quá trình vận động và phát triển đi lên của nhà trường và đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục mầm non

Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của sở GD&ĐT Long An, Phòng GD&ĐT Châu Thành. Trường Mẫu giáo Hiệp Thạnh cùng các trường mầm non mẫu giáo trong toàn huyện có định hướng nhằm xây dựng ngành giáo dục của huyện Châu Thành theo kịp yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh và của đất nước trong thời kỳ hội nhập

  1. Mục tiêu

1.1. Các mục tiệu tổng quát

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước

Phấn đấu đến năm 2018 tái công nhận lại đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ 1.

Đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục vào năm 2015, đến năm 2020 là hồ sơ công nhận lại theo chu kỳ 5 năm

1.2. Các mục tiêu cụ thể

Đến năm 2018 trường mẫu giáo tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Đến năm 2020 duy trì kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 đã được đánh giá năm 2015.

2.Chỉ tiêu chiến lược

2.1.Chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng cao 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính

Áp dụng tốt sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học

Thực hiện tốt khẩu hiệu hành động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV mầm non, đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ khối theo định kỳ ít nhất 2 lần/tháng theo quy định

Điều lệ trường mầm non đổi mới thực chất nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, từ học bồi dưỡng thường xuyên

Năng lực chuyên môn của CB-GV-NV được đánh giá khá giỏi trên 80%

100% GV sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng CNTT

Có 50% số hoạt động dạy công nghệ thông tin và tăng 20% hàng năm

Phấn đấu đến năm 2020 đạt 90% trình độ trên chuẩn

2.2. Chất lượng trẻ em

Tỷ lệ chuyên cần 85-90%

Đối với trẻ 5 tuổi đạt 90-95%

100% trẻ đạt nề nếp lễ giáo và thực hiện tốt các thói quen vệ sinh hành vi văn minh và giao tiếp ứng xử tốt với mọi người

  1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cốt cán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận

Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ khối, tự học bồi dưỡng thường xuyên và thảo luận nhóm.

3.1. Cơ sở vật chất:

Có đầy đủ các phương tiện chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu thực tế của đơn vị và của địa phương

3.2. Các phong trào thi đua

Toàn trường tiếp tục thực hiện tích cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nội dung lớn. Trách nhiệm trong công việc noi gương trong đời sống, dân chủ trong sinh hoạt.

Chủ đề “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững””

Với phương chăm hành động “Năng động, sáng tạo”

Thực hiện khẩu hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì trẻ em thân yêu”

  1. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG

Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nhu cầu giáo dục trẻ

Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi trẻ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CB-GV-NV

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và quản lý

Áp dụng các chính sách vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường

  1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
  2. Mục tiêu

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại

Xây dựng cơ sở vật chất ttrang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa

Xây dựng đội ngũ nhà giáo, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng

  1. Phương châm hành động, các phong trào thi đua

Toàn trường tiếp tục thực hiện và duy trì tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Chủ đề “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững” Với phương chăm hành động “Năng dộng, sáng tạo”

Thực hiện khẩu hiệu “Tận tâm, tận tụy, tận lực với trẻ em thân yêu”

Chuyển cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Phong tào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành phong trào hành động thiết thực, cụ thể, thường xuyên trong nhà trường

Toàn trường tiếp tục tăng cường tu dưỡng rèn luyện, đạo đức, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn

Tiếp tục xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, giữ vững mối quan hệ ứng xử thân thiện

Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ phẩm chất, đạo đức tốt, mạnh dạng, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử

Duy trì và nâng cao chất lượng việc đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hóa của địa phương, chủ động đưa các hoạt động lễ hội đã được tổ chức đạt hiệu quả của đơn vị như: Liên hoan tiếng hát mầm non, các trò chơi dân gian, Tết trung thu, An toàn giao thông, mừmg tết Nguyên Đán, Tết nhà giáo, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Tết thiếu nhi và các ngày lễ hội khác của trường.

  1. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
  2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện đặc biệt là chất lượng nuôi dưỡng, đảm bảo đủ lượng và chất giáo dục trẻ phát triển 5 mặt giáo dục (ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, nhận thức) kỹ năng sống cơ bản

  1. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Tiếp tục đẩy mạnh CNTT phấn đấu 100% CBQL và 90% GV ứng dụng CNTT đạt hiệu quả trong đó GV dạy lớp 5 tuổi đạt 100%

Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.

  1. Cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục

Tham mưu trang thiết bị dạy học đảm bảo cho ứng dụng thực tiển và trang bị theo hướng hiện đại

Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh, sạch, đẹp” thi đua “Xây dựng trường học an toàn, thân thiện học sinh tích cực” “An toàn, phòng chóng tai nạn thương tích”

  1. Ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lý giáo dục

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng trang Web của trường, góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học. Động viên CB-GV-NV tích cực học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ tốt công tác.

  1. Huy động mọi nguồn lực của xã hội vào hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Huy động được các nguồn lực. Ngân sách nhà nước, các nguồn lực từ công tác xã hội hóa, PHHS, các cá nhân tham gia vào việc phát triển chiến lược giáo dục nhà trường

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục

Giai đoạn 1: Từ năm 2015-2018. Bổ sung cơ sở vật chất. Công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 1

Giai đoạn 2: Từ năm 2018-2019 Hoàn thành hồ sơ minh chứng kiểm định chất lượng

Giai đoạn 3: Từ năm 2019-2020 đề nghị kiểm định chất lượng giáo dục theo lộ trình 5 năm

VII. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC:

1.Biện pháp chung

Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lồng ghép với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Phong trào thi đua 2 tốt.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, đổi mới quản lý chỉ đạo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn vững vàng

Huy động mọi nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục

Cũng cố và duy trì việc tổ chức học bán trú

  1. Biện pháp cụ thể
  2. Thể chế và chính sách

Xây dựng cơ chế tự chủ tự chiệu trách nhiệm

Về tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác bên ngoài. Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi mặt hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

  1. Tổ chức bộ máy

Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí giáo viên, nhân viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CB-GV-NV phù hợp với yêu cầu.

Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.

  1. Công tác xây dựng đội ngũ

Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục

Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, chú ý giáo dục đạo đứcrèn luyện kỹ năng sống, giáo dục phát triển vận động và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường

Tổ chức tốt công tác xây dựng kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”

Các lớp mẫu giáo 5 tuổi tiếp tục triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CB-GV-NV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

  1. Tổ chức thực hiện

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chiệu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của trường.

* Phân công trách nhiệm:

  1. Hiệu trưởng (Trưởng ban)

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CB-GV-NV nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch qua từng giai đoạn

  1. Phó hiệu trưởng (P. Trưởng ban)

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.Các tổ trưởng chuyên môn (Thành viên)

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ

Tổ chức thực hiện kế hoạch trọng tâm, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

  1. Giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục của nhà trường./.

                                                                                         

  Nơi nhận:                                                                                                           HIỆU TRƯỞNG

– P.HT;TTCM.CTCĐ;

– Các lớp;

– Lưu: Trường.

.                                                                                                            Lương Thị Ngọc Duyên